Những điều cần biết về dây chuyền sơn tĩnh điện

22/05/2019 | 1463 |
0 Đánh giá

Không phải ai cũng hiểu và biết được dây chuyền sơn tĩnh điện là gì! Hãy cùng với Sơn Thịnh Phát đi tìm hiểu xem đây dây chuyền sơn tĩnh điện có đặc điểm gì qua bài viết ngay hôm nay!

Không phải ai cũng hiểu và biết được dây chuyền sơn tĩnh điện là gì! Hãy cùng với Sơn Thịnh Phát đi tìm hiểu xem đây dây chuyền sơn tĩnh điện có đặc điểm gì qua bài viết ngay hôm nay!

Dây chuyền sơn tĩnh điện là gì?

Bạn có thể hiểu đơn giản rằng dây chuyền sơn tĩnh điện là việc mà một hệ thống hoạt động nhằm phủ một lớp chất dẻo lên trên bề mặt của các chi tiết cần được bao trùm! Loại chất dẻo được dùng để phủ lên bề mặt có 2 dạng là chất nhựa dẻo và chất nhiệt rắn!

Dây chuyền sơn tĩnh điện

Nhựa nhiệt dẻo là các chất có khả năng hình thành một lớp phủ mà không cần đến sự đối khác của các cấu trúc phân tử.

Nhựa nhiệt rắn là sự xếp chéo nhau qua lại tạo nên 1 lớp màng vĩnh cửu có khả năng chịu nhiệt và không dễ gì bị tan chảy.

Sơn tĩnh được hay còn gọi là sơn khô với thuộc tính phủ ở dạng bột, khi đi qua một loại vật dụng được gọi là súng sơn tĩnh điện nó sẽ được tích thêm 1 điện tích và vật sơn cũng sẽ có thêm 1 điện tích nữa!

Phân loại sơn tĩnh điện

Hiện nay trên thị trường có 2 loại sơn tĩnh điện chính là: Sơn tĩnh điện trong nhà và ngoài nhà! Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và mục định mà nó sẽ được sử dụng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người dùng!

Dây chuyền hệ thống sơn tĩnh điện

Nguyên lý hoạt động của công nghệ sơn tĩnh điện

  • Dây chuyền sơn tĩnh điện ở dạng bột với thiết bị chính là súng phun và có bộ điều khiển tự động. Ngoài ra nó còn dùng thiết bị phụ khác như buồng phun sơn, buồng hấp bằng các tia hồng ngoại.

  • Dùng máy nén khí và máy tách ẩm khí nén để xử lý bề mặt trước khi tiến hành phun sơn.
  • Một số loại nguyên vật liệu thích hợp để sơn tĩnh điện như là thép, nhôm, magie, kẽm, đồng ...Sơn tĩnh điện được sử dụng trong việc mục đích thương mại đối với các sản phẩm kim loại có kích thước nhỏ cho đến trung bình và nó bao gồm giá đèn chiếu sáng, những thiết bị ngoài trời, kệ  giá..v..v..
  • Lớp phủ bên ngòai được tạo ra bằng cách phun một lớp sơn, đây là công nghệ phủ bề mặt, xu hướng này đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường và giá thành hợp lý.
  • Hiệu quả trong việc phun bột cao hơn so với  việc phun dung môi, sau khi phun nếu lượng bột không bám vào thì có thể được thu hồi và sử dụng lại. Kỹ thuật phun bột cho độ phủ lớn hơn so với kỹ thuật phun nước và có độ bám phủ hết bề mặt, góc cạnh. Tuy nhiên quá trình phun bột lại cầu kỳ hơn cần được làm sạch bề mặt, sấy khô và đảm bảo chất lượng bề mặt tốt nhất có thể.

Với những thông tin cơ bản về dây chuyền sơn tĩnh điện như trên, mong rằng để giúp bạn giải đáp được phần nào thắc mắc của mình về ngành công nghiệp này! Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn tư vấn chi tiết hơn hãy liên hệ đến hotline của Sơn Thịnh Phát    0989 687 123 hoặc 0886 902 992 để được tư vấn cụ thể hơn!

 


Tin tức liên quan

Bình luận