Chuyền sơn tĩnh điện và cách kiểm tra bề mặt sơn (Phần 2)

22/01/2020 | 1666 |
0 Đánh giá

Ở bài trước Sơn Thịnh Phát đã chia sẻ đến mọi người cách kiểm tra bề mặt sơn áp dụng chuyền sơn tĩnh điện hiện đại nhất ở khía cạnh: độ dày màng sơn, màu sơn, độ bóng và độ va đập của mặt sơn.

Trong bài hôm nay sẽ tiếp tục chia sẻ đến bạn đọc cách kiểm tra bề mặt sơn ở độ màng sơn, độ bám dính, mức độ sấy, khả năng chống vết bẩn và chống tẩy rửa. Mời mọi người xem chi tiết trong nội dung dưới đây.

Phương pháp kiểm tra bề mặt sơn sử dụng chuyền sơn tĩnh điện

Độ cứng màng sơn

Có 3 cách để kiểm tra độ cứng của màng sơn với 3 dụng cụ hỗ trợ khác nhau như:

Bunchholz: Độ cứng được xác định bằng khả chống trầy xước đến từ một vật nặng sắc cạnh

Bút chì: Sẽ tiến hành vạch bút chì với độ cứng khác nhau lên bề mặt sơn và kiểm tra sụ biến dạng của màng sơn.

Dur – O – Test: Dụng cụ này sẽ bao gồm có một ống tròn, bên trong có chứa lò xo áp lực trượt trên rãnh.

Kiểm tra bề mặt phun sơn

Độ bám dính

Về khả năng bám dính cũng sẽ được kiểm tra bằng 2 cách cực kỳ đơn giản mà không cần quá nhiều dụng cụ hỗ trợ:

Độ bám dính theo kiểu mắt lưới: Sử dụng băng keo được cắt theo kiểu mắt lưới được dùng để dán chặt vào vật thể sơn và giật ra thật mạnh rồi quan sát.

Độ bám dính theo kiểu dán: Kiểm tra độ bám dính giữa lớp sơn với vật thể được sơn bằng cách dán các nút lên mặt sơn bằng băng keo rồi giật thật mạnh ra phía ngoài.

Mức độ sấy

Sử dụng MEK để kiểm tra độ sấy. Đây là một trong những kỹ thuật đơn giản và nhanh chóng kiểm tra được màng sơn được sấy đủ hay chua. Với kết quả đó sẽ đem đi so sánh với mẫu chuẩn nhất.

Khả năng chống vết bẩn

Vấy bẩn màng sơn bằng một số đốm, thời gian và nhiệt độ tùy thuộc vào loại chất gây bẩn. Quan sát khả năng chống bay màu và màng sơn bị mềm như thế nào sẽ rút ra được đánh giá.

Kiểm tra bề mặt sơn tĩnh điện có bám bẩn hay không?

Khả năng chống tẩy rửa

Sử dụng các chất tẩy rửa khác nhau trên màng sơn và kiểm tra thông số như nồng độ, nhiệt độ, thời gian. Một số môi trường cần được kiểm tra:

  • Kiểm tra khả năng kháng muối

  • Kiểm tra khả năng chống ẩm
  • Kiểm tra khả năng chống tiêu cực tím

Trên đây là toàn bộ cách kiểm tra bề mặt sơn sử dụng chuyền sơn tĩnh điện hiện đại nhất hiện nay. Hy vọng sẽ mang đến những kiến thức bổ ích cho các thợ sơn cũng như là những ai muốn tìm hiểu về chất lượng mà hệ thống phun sơn này mang lại. Mọi chi tiết xin liên hệ đến Hotline hoặc đến trực tiếp các cơ sở của Sơn Thịnh Phát để được tư vấn và hỗ trợ.

 


Tin tức liên quan

Bình luận